Các dạng tranh chấp Nhãn hiệu Nhật Bản


1) Vì quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) được đăng ký theo Luật Nhãn hiệu có giá trị tài sản, do đó quyền này thường trở thành nguyên nhân của các tranh chấp.

Quyền đối với NHHH là quyền sẽ có hiệu lực sau khi người nộp đơn trả lệ phí đăng ký theo quy định cho đơn NHHH mà dựa vào đó xét nghiệm viên ra quyết định bảo hộ. Khi cá nhân hoặc tổ chức nhân được quyền đối với NHHH thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc sử dụng NHHH này, thì uy tín của NHHH tăng lên. Do đó, NHHH có vai trò làm gia tăng giá trị tài sản bằng độc quyền được Luật NHHH bảo đảm.

2) Vì quyền đối với NHHH là một quyền tài sản, nó có thể trở thành nguyên nhân gây ra tranh chấp đối với người thừa kế NHHH sau khi người nắm giữ NHHH này chết.

Vấn đề ai sẽ là người thừa kế một NHHH của một cơ sở sản xuất bánh kẹo nối tiếng có thể gây tranh cãi như là vấn đề ai sẽ là người kế tục cơ sở sản xuất bánh kẹo này. Việc khai trương một cơ sở sản xuất bánh kẹo dưới một NH khác mà không sử dụng NH đã đạt được uy tín cao thông qua hoạt động kinh doanh lâu dài thì cũng như bắt đầu tạo dựng một nhà máy sản xuất hoàn toàn mới, bắt đầu từ điểm xuất phát. Có thể xây dựng hoạt động kinh doanh dựa trên một NHHH đã có từ trước vì uy tín của nhãn hiệu này đã được các sáng lập viên của nó gây dựng.

3) Quyền đối với NHHH là một công cụ kinh doanh quan trọng. Vì vậy, không có gì là bất bình thường khi bên thứ ba nhận được quyền đối với NHHH từ người khác để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Điều này đạt được thông qua hợp đồng li-xăng NHHH. Li-xăng NHHH không phải là nguyên nhân gây ra tranh chấp khi người mua và người bán li-xăng có mối quan hệ tốt với nhau.

Mặc dù chủ sở hữu NHHH cấp quyền đối với NHHH của mình cho bên thứ ba, tranh chấp vẫn có thể nảy sinh giữa bên bán và bên mua li-xăng trong trường hợp, chẳng hạn như bên mua li-xăng NHHH không trả phí li-xăng, không thực hiện việc báo cáo về việc sử dụng NHHH này hoặc không tiêu thụ được số lượng sản phẩm như bên bán li-xăng mong muốn.

4) Để thu được lợi nhuận, bên thứ ba có thể sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu có danh tiếng mà không được phép của chủ sở hữu quyền đối với NHHH này.

Hành vi sử dụng này vi phạm quyền đối với NHHH. Không giống như trường hợp cấp li-xăng NHHH, hành vi vi phạm NH là sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của chủ sở hữu NHHH mà không được phép của chủ này. Luật NHHH cho phép chủ của NHHH được quyền cấm và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, vi phạm NHHH mà gây rối loạn thị trường, tổn hại đến quyền người tiêu dùng, sẽ chịu chế tài hình sự.