Đăng ký Quốc tế Nhãn hiệu


Theo quy chế nội bộ của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (NH) chỉ định Việt Nam hoặc có nguồn gốc từ Việt Nam sẽ do Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và NH quốc tế của Cục SHTT xử lý.

Thủ tục nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

Quy định cụ thể tại các điểm 41.3, 41.4 của Thông tư 01/2007/BKHCN (sửa đổi, bổ sung):

  • Điểm 41.3 Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
    • Đơn đăng ký quốc tế NH chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thoả ước Madrid, đơn không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.
    • Đơn đăng ký quốc tế NH chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
    • Người nộp đơn (NNĐ) phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư và đơn đăng ký quốc tế NH theo mẫu do Cục SHTT cung cấp.
    • Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà NNĐ muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
    • Đơn đăng ký quốc tế NH phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho NNĐ và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu NH đã được đăng ký tại Việt Nam.
    • NNĐ cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục SHTT thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế.
    • NNĐ phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục SHTT.
    • NNĐ phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của NNĐ, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế NH là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng.
    • NNĐ có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế NH do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
    • Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế NH đều được thực hiện thông qua Cục SHTT.
    • Cục STTT có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của NNĐ cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
  • Điểm 41.4 Cơ quan nhận đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
    • Đơn đăng ký quốc tế NH được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục SHHTT.
    • Cục SHTT có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế NH cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
    • Ngày Cục SHTT nhận được đơn đăng ký quốc tế NH sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục SHTT.
    • Trường hợp đơn không được NNĐ hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.”
    • Theo quy chế của Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, sau khi đơn đăng ký quốc tế NH được Văn phòng quốc tế chấp nhận về hình thức và được cấp số đơn, đơn sẽ được cơ quan sở hữu trí tuệ của các quốc gia được chỉ định thẩm định trong thời hạn 12 hoặc 18 tháng, và việc chấp nhận hay từ chối bảo hộ đối với NH trong đơn sẽ tuân theo pháp luật về NH của các quốc gia đó.

Khung pháp lý

  • Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (SHCN).
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT.
  • Thông tư 01/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
  • Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005…

Các Phòng/ Bộ phận liên quan đến quá trình xử lý đơn đăng ký NH quốc tế

  • Bộ phận đơn NH quốc tế trực thuộc Phòng chỉ dẫn địa lý
  • Phòng Đăng ký
  • Phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Trung tâm thông tin
  • Văn phòng…

Xử lý đơn đăng ký NH quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

Sơ đồ quy trình

  • Giai đoạn 1 – Đăng ký thông qua Cơ quan Sở hữu trí tuệ Quốc gia hoặc Khu vực (Văn phòng xuất xứ)
  • Giai đoạn 2 – Thẩm định hình thức bởi WIPO
  • Giai đoạn 3 – Thẩm định nội dung bởi Văn phòng Sở hữu trí tuệ Quốc gia hoặc Khu vực (Văn phòng của Quốc gia được chỉ định)
Quy trình cụ thể trong giai đoạn 1 xử lý bởi Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế của Cục SHTT

Một số thiếu sót thường gặp của đơn đăng ký NH quốc tế có nguồn gốc Việt Nam:

  • Khai thông tin không chính xác.
    • Mô tả NH không chính xác.
    • Dịch danh mục sản phẩm/ dịch vụ không chính xác.
    • Tính phí không chính xác.

Xử lý đơn đăng ký NH quốc tế có chỉ định Việt Nam

  • Nhận đơn và xử lý dữ liệu
    • Nhận đơn từ Văn phòng Quốc tế (VPQT)
    • Lấy dữ liệu liên quan đến đơn có chỉ định Việt Nam từ máy chủ của VPQT đưa vào máy chủ của Cục SHTT
    • Phân loại lại các yếu tố hình và nhập vào hệ thống Quản lý đơn NH quốc tế (MMS).
  • Thẩm định nội dung: Như đơn quốc gia
    • Thông báo từ chối tạm thời (nêu rõ phạm vi từ chối, lý do từ chối, căn cứ pháp lý…)
    • Tuyên bố chấp nhận bảo hộ
  • Liên lạc với VPQT
    • Thời hạn 12 tháng.
    • Ngôn ngữ: tiếng Pháp hoặc tiếng Anh
    • Hình thức liên lạc: qua thư điện tử hoặc qua bưu điện.
  • Thủ tục khiếu nại
    • Như đơn quốc gia
    • NNĐ tiến hành thủ tục thông qua qua đại diện của mình tại Việt Nam hoặc thông qua tổ chức đại diện SHCN tại Việt Nam.
  • Công bố
    • Không công bố đơn
    • Chỉ công bố những nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ