__
Hồ sơ thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Biện pháp hành chính, dân sự
Tài liệu và các thông tin cần thiết
- Đơn đề nghị/yêu cầu xử lý vi phạm đối tượng:
- Thông tin người yêu cầu xử lý vi phạm
- Cơ quan tiếp nhận
- Tên – địa chỉ đối tượng vi phạm
- Bản gốc Giấy Ủy quyền (được ký bởi chủ thể quyền và phải được hợp pháp hóa lãnh sự nếu là pháp nhân nước ngoài);
- Văn Bằng bảo hộ Nhãn hiệu (Bản gốc, Bản sao,…);
- Thông tin và chứng cứ về vi phạm, đối tượng vi phạm (mua mẫu sản phẩm, hình ảnh vi phạm,…)
- Bảng phân biệt hàng giả - hàng thật (nếu có): Hình ảnh sản phẩm, bao bì, kiểu dáng sản phẩm,….
- Kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (VIPRI):
(Khoản 1 Điều 114 Nghị định 65/2023/NĐ-CP):
- Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
- Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng hay không;
- Xác định có hay không sự trùng, tương đương tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
- Xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo phương pháp định giá được quy định trong pháp luật về giá; xác định giá trị thiệt hại;
- Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám định viên là một trong những nguồn thông tin, tài liệu tham khảo để các cơ quan thực thi kết luận có hay không hành vi xâm phạm quyền SHTT.
- Ý kiến chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ, Trung tâm giám định quyền tác giả, quyền liên quan
- Văn bản xác nhận của chủ thể quyền hoặc các bằng chứng do chủ thể quyền cung cấp;
- Thư khuyến cáo đã gửi cho chủ thể vi phạm để cảnh báo về hành vi xâm phạm quyền SHTT;
- Tài liệu khác: như Vi bằng, mẫu vật…
