Điểm mới Quy chế thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền Sở hữu công nghiệp (Phần I)


Quy chế phần nào thể hiện quá trình số hóa, đơn giản thủ tục hành chính, thể hiện sự phù hợp của luật sở hữu trí tuệ là luật chuyên ngành riêng với luật chung Bộ luật Dân sự. Bài viết làm rõ so với dự thảo có một số khác biệt ở Quy chế này. Phần I làm rõ các điểm mới về nội dung trong 3 chương đầu.

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 2. Bổ sung giải thích từ ngữ và ký hiệu viết tắt

  1. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu theo định nghĩa
  2. Quy chế Bổ sung Giải thích các ký hiệu viết tắt
Ký hiệuGiải thích
TĐV Thẩm định viên 
LРLãnh đạo
LĐTT Lãnh đạo Trung tâm
SHTT Sở hữu trí tuệ
SHCNSở hữu công nghiệp
VBBHVăn bằng bảo hộ
BĐQ SCBằng độc quyền sang chế
BĐQ GPHIBằng độc quyền giải pháp hữu ích
BĐQ KDCNBằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
GCN ĐKNHGiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
NNĐNgười nộp đơn
PTĐPhiếu thẩm định
TBThông báo
CVCông văn
Quyết định

CHƯƠNG II: YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐƠN

Điều 3. Bỏ một số yêu cầu chung đối với đơn

Quy chế bỏ toàn bộ 3 điểm

  • (1) Yêu cầu chung đối với Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp,
  • (2) Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp,
  • (3) Đơn yêu cầu ghi nhận việc sửa đổi nội dung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Quy chế chỉ giữ lại Yêu cầu đối với các tài liệu nộp trong đơn như Tờ khai đơn, Giấy ủy quyền và Bản dịch

Điều 4. Bổ sung yêu cầu đối với chủ đơn, đại diện của chủ đơn

Chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam tiến hành các thủ tục nộp đơn.

  1. Chủ đơn là cá nhân nước ngoài
  2. Đại diện hợp pháp tại Việt Nam có thể là
  • a) Tổ chức dịch vụ đại diện SHCN:
  • b) Chi nhánh, văn phòng đại diện của chủ đơn:
  • c) Cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của chủ đơn:

Quy chế bổ sung: Bên cạnh Giấy ủy quyền, phải có thêm tài liệu thể hiện mối quan hệ giữa chủ đầu tư nước ngoài và cơ sở tại Việt Nam.

  • d) Tổ chức có quyền và lợi ích liên quan:
  • e) Cá nhân đại diện cho chủ đơn:

Quy chế bổ sung: Mục d và e thì khi Tổ chức/Cá nhân là đồng chủ đơn có quyền đại diện cho các đồng chủ đơn khác thì bổ sung thêm hồ sơ phải có giấy ủy quyền.

Điều 5. Bổ sung các thiếu sót của đơn

1. Thiếu sót liên quan đến Tờ khai đơn

2. Thiếu sót liên quan đến đại diện của chủ đơn

Quy chế bổ sung: Không giới hạn hai đại diện cùng được đồng thời ủy quyền tiến hành một thủ tục nữa mà có thể nhiều hơn hai đại diện (c) Chủ đơn đồng thời ủy quyền cho hai hoặc nhiều đại diện cùng tiến hành một thủ tục. Yêu cầu các đại diện thống nhất lại với chủ đơn chỉ ủy quyền cho một đại diện và rút ủy quyền đối với đại diện còn lại.)

CHƯƠNG III: YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐƠN

Điều 7. Sửa đổi, bổ sung các bước thẩm định đơn

Quy chế bỏ: Các bước thẩm định đơn chung

Quy chế Bổ sung: Các bước thẩm định đơn cụ thể đối với TĐV1 và TĐV2

Thẩm định đơn theo đúng quy trình như nêu tại Quy chế này và các quy định tại Điều 4 của văn bản “Quy định trách nhiệm của các chức danh trong quy trình thẩm định đơn liên quan đến VBBH”.

TĐV2 thẩm định lại đơn của TĐV1 chưa độc lập trên cơ sở hồ sơ giấy và quy định trên.

Điều 8: Sửa đổi, bổ sung đính chính VBBH

1. Các loại yêu cầu đính chính:

Quy chế bỏ: Chủ VBBH nộp yêu cầu đính chính VBBH, không kèm các thủ tục khác liên quan đến VBBH.

Quy chế bổ sung: a) Chủ VBBH nộp yêu cầu đính chính VBBH được yêu cầu rõ phải nộp thêm hồ sơ chuyển giao quyền SHCN.

2. Xử lý đính chính thông tin trong VBBH:
  • (i) Các lỗi chính tả hiển nhiên (dù không sửa lỗi thì một người có nhận thức trung bình cũng có thể phát hiện và không hiểu sai)
  • (ii) Lỗi sai sót liên quan đến tên/địa chỉ của chủ đơn (do khai thiếu, khai không đầy đủ hoặc Cục ghi nhận thiếu)
  • (iii) Các lỗi có thể làm thay đổi bản chất của đối tượng (lỗi trong bản mô tả, danh mục hàng hóa,…) hoặc làm thay đổi chủ đơn

Quy chế bổ sung: Nêu rõ 2 trường hợp hồ sơ có đủ hoặc không đủ căn cứ để xác định việc đính chính và các công việc tương ứng theo từng TH của TĐV1.

– TĐV1 căn cứ vào hồ sơ thực tế để thực hiện việc đính chính:

-TĐV1 soạn Phiếu đính chính hoặc dự thảo QĐ đính chính trình LĐTT kiểm tra, ký phê duyệt, LĐ Cục ký phê duyệt đính chính.

Quy chế bổ sung: Ngoài tài liệu đính chính thì Bản sao Phiếu đính chính hoặc QĐ đính chính cũng sẽ được lưu tại thủ tục đang xứ lý đó. Còn trong hồ sơ cần đính chính sẽ lưu Bản gốc Phiếu đính chính hoặc QĐ đính chính và ghi rõ tài liệu đính chính được lưu tại đâu.

Quy chế bỏ: Trường hợp VBBH được đính chính có yêu cầu gia hạn hiệu lực.

– Trường hợp yêu cầu đính chính tên, địa chỉ của chủ VBBH được nộp kèm theo thủ tục chuyển nhượng, thì:

Quy chế bỏ:

  • (i) Thông tin đính chính không còn được cập nhật vào đăng bạ giấy nữa.
  • (ii) Các lỗi chính tả hiển nhiên sau khi đính chính thì không sửa dữ liệu trên hệ thống nữa.

Điều 10. Bổ sung xử lý đơn liên quan đến thủ tục khác (cấp lại, sửa đổi, gia hạn, duy trì hiệu lực VBBH)

Quy chế bổ sung với trường hợp đơn chuyển nhượng hợp lệ, sau khi TB kết quả cho các nhóm liên quan để thẩm định đơn theo quy định thì TĐV1 phải chờ kết quả của các nhóm liên quan sau đó mới hoàn thiện việc thẩm định đơn và trình ký theo quy định.

– Lưu ý: Trường hợp sau thủ tục chuyển giao còn các thủ tục khác thì TĐV1 cần ghi chú trên giấy nhắc việc về việc chuyển lại VBBH cho đơn các đơn liên quan để xử lý tiếp (cả trong hồ sơ đơn và danh sách đơn trình ký).

Điều 11. Bổ sung xử lý đơn trong trường hợp VBBH có đề nghị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực

Quy chế bổ sung a) Nếu đơn đề nghị chấm dứt, hủy bỏ đang xử lý thì yêu cầu các Bên có ý kiến bằng văn bản về đề nghị chấm dứt, hủy bỏ.

Điều 12: Bổ sung, sửa đổi về Xử lý một số tình huống đặc biệt và cách áp dụng thống nhất trong quá trình thẩm định

4. Quy chế bổ sung: NNĐ được yêu cầu rõ cần hợp pháp hóa lãnh sự chữ ký trong hợp đồng.

9. Quy chế bỏ: Cá nhân chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hũu VBBH mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó, đồng thời đề nghị chủ đơn cung cấp văn bản cam kết đại diện cho các thành viên trong gia đình đứng tên chủ sở hữu trong VBBH, chịu trách nhiệm quản lý tài sản này và đảm bảo quyền lợi của cá nhân chưa đủ tuổi thành niên.

Có sự thay đổi Cá nhân chưa đủ 18 tuổi vẫn được ghi nhận là chủ sở hữu VBBH nhưng việc ký các tài liệu trong đơn phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó (Điều 136 Bộ Luật Dân sự). Điều này phù hợp của luật chung ngành riêng với luật chung.

10. Quy chế có sự thay đổi:

Thay vì TĐV1 thì Cục SHTT sẽ ra Quyết định về việc từ chối ghi nhận chuyển giao trong trường hợp các bên không nộp bổ sung được TB thụ lý của Tòa án như đề cập ở trên thì hết thời hạn ấn định trong TB kết quả thẩm định đơn chuyển giao quyền SHCN.