Sau khi quy chế về cấp lại, sửa đổi, gia hạn, duy trì và chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ ra đời ban hành theo Quyết định số 5198/QĐ-SHTT, vai trò, trách nhiệm công việc của cán bộ thẩm định có một số thay đổi so với dự thảo. Bài viết này sẽ làm rõ những thay đổi ấy dựa 4 nhóm nội dung:
- 1. Yêu cầu đối với đơn, công tác thẩm định đơn
- 2. Thẩm định đơn cấp lại, sửa đổi văn bằng bảo hộ, sửa đổi
- 3. Thẩm định đơn yêu cầu gia hạn, duy trì, chấm dứt hiệu lực, gia hạn văn bằng bảo hộ
- 4. Một số quy định về hành chính
1. Yêu cầu đối với đơn, công tác thẩm định đơn
Các bước thẩm định đơn đã quy định rõ công việc của từng thẩm định viên (“TĐV”) và một số khoảng thời gian cho trình ký đối với TĐV1.
Theo đó, phần lớn các bước thẩm định đơn thuộc về TĐV1 và có quy định thời gian cho một số bước của TĐV1 tổng tối thiểu 23-26 ngày còn TĐV2 thì không quy định thời gian. Hai TĐV tiến hành công việc theo Điều 4 của văn bản “Quy định Trách nhiệm của các chức danh trong quy trình thẩm định đơn liên quan đến VBBH” (“QĐ TN”). Cụ thể:
Thời gian và ghi chú | TĐV1 | TĐV2 |
Ký nhận đơn từ cán bộ quản trị đơn, kiểm tra đủ số đơn trong danh sách và bản gốc VBBH nộp kèm theo đơn. | Thẩm định lại đơn của TĐV1 chưa độc lập trên cơ sở hồ sơ giấy và các quy định nêu tại khoản 2, Điều 4 của văn bản QĐ TN. | |
Nếu đơn còn thiếu so với danh sách nhận đơn, trong vòng 10 ngày TĐV phải báo lại cho cán bộ quản trị đơn để xác nhận lại với Phòng Đăng ký. | Lập sổ theo dõi đơn trên cơ sở sổ nhận đơn do cán bộ hỗ trợ thẩm định đơn tạo trên máy tính. | Nhập ngày trình ký vào sổ điện tử để theo dõi các đơn đã trình ký LĐTT (đối với các đơn xử lý ngoài hệ thống WIPO IPAS). |
Sắp xếp đơn và phân chia, ghép các đơn có nhiều thủ tục liên quan để xử lý cùng nhau hoặc chuyển lại đơn cho TĐV1 xử lý đơn đầu tiên. Rút các đơn cần xử lý sớm để thẩm định trước, bao gồm: các đơn có văn bằng sắp/đã kết thúc kỳ hạn hiệu lực hoặc hết hiệu lực nhưng đang trong thời hạn ân hạn, các đơn nộp yêu cầu gia hạn muộn 5-6 tháng, các đơn có yêu cầu thẩm định sớm để bổ sung hồ sơ cho các cơ quan chức năng và đã được Lãnh đạo chấp thuận, các đơn liên quan đến đối chứng của đơn đăng ký nhãn hiệu, các đơn liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, các đơn liên quan đến đơn của các nhóm khác. | Soát lại văn bằng cấp phó bản, cấp lại trước khi trình LĐTT ký nháy Quyết định. In phần cập nhật nội dung cấp phó bản, cấp lại để chuyển cho cán bộ thực hiện việc cập nhật thông tin vào Đăng bạ giấy. | |
TĐV có thể gọi điện trao đổi với NNĐ để khắc phục thiếu sót, sau 7-10 ngày không có phản hồi cần ra TB. Trường hợp phải sửa lại nội dung TB hoặc phát sinh lỗi phải ra TB, TĐV cần khắc phục và trình dự thảo TB lên LĐTT trong vòng 3 ngày. NNĐ trả lời không đạt yêu cầu, chưa khắc phục hết thiếu sót hoặc có phát sinh thiếu sót mới, TĐV dự thảo TB kết quả thẩm định đơn lần 2 và ấn định thời hạn để NNĐ trả lời, trình LĐTT kiểm tra, ký phê duyệt. Hết thời hạn, NNĐ không trả lời hoặc trả lời nhưng vẫn không đạt yêu cầu thì TĐV dự thảo QĐ từ chối ghi nhận, trình LĐTT kiểm tra, ký phê duyệt và trình Lãnh đạo Cục ký phê duyệt. Đơn có thiếu sót TĐV cần phải ra Thông báo kịp thời, tránh để dồn lâu. Tuy nhiên, Cục cũng chưa làm rõ thế nào là lâu. | Thẩm định đơn theo đúng quy trình như đã nêu tại QC này và các quy định nêu tại khoản 1, Điều 4 của văn bản QĐ TN. Nếu đơn hợp lệ Nếu đơn không hợp lệ (có thiếu sót) TĐV lập báo cáo kết quả thẩm định (PTĐ, dự thảo QĐ/TB ghi nhận), trình LĐTT kiểm tra, ký phê duyệt và trình Lãnh đạo Cục ký phê duyệt. TĐV lập báo cáo kết quả thẩm định (PTĐ, dự thảo TB kết quả thẩm định đem và ấn định thời hạn để NNĐ trả lời), trình LĐTT kiểm tra, ký phê duyệt. Hết thời hạn ấn định, nếu: NNĐ trả lời đạt yêu cầu, TĐV thực hiện các bước như đơn hợp lệ. -Khắc phục các lỗi của đơn nếu đơn bị trả lại. -Vào sổ chuyển các TB kết quả thẩm định đơn cho bộ phận trả kết quả của Phòng Đăng ký. | Lập sổ chia đơn theo tuần cho các TĐV1, hàng tuần tải danh sách nhận đơn từ hệ thống tiếp nhận đơn của Phòng Đăng ký và lưu vào file chung trên máy chủ (server) để các TĐV1 tải về và lập sổ theo dõi đơn của mình. |
Nếu NNĐ có yêu cầu rút đơn, TĐV kiểm tra tính hợp lệ của yêu cầu để dự thảo TB kết quả hoặc dự thảo TB chấp nhận yêu cầu hoặc dự thảo TB từ chối, trình LĐTT kiểm tra, ký phê duyệt và trình Lãnh đạo Cục ký phê duyệt (đối với những đem cần Lãnh đạo Cục phê duyệt). | Tổng hợp số liệu báo cáo đơn hàng tuần của các TĐV1 trong nhóm, nhập và lưu văn bản để theo dõi, báo cáo LĐTT khi có yêu cầu. | |
Hoàn thiện các thông tin trên PTĐ, ghi rõ các thiếu sót và ngày sửa đổi, bổ sung (nếu có). Kết luận về khả năng ra QĐ ghi nhận hoặc QĐ từ chối hoặc ra TB chấm dứt các thủ tục liên quan đến đơn do rút đơn. | Đầu mối nhận tài liệu sửa đổi, bổ sung và phân chia cho các TĐV1 trong nhóm. | |
Các TB, QĐ cần trích xuất từ hệ thống IPAS hoặc WIPO IPAS (nếu trên hệ thống có hỗ trợ) và soạn theo mẫu đã thống nhất. Các đơn có yêu cầu chuyển bản gốc VBBH sang thủ tục khác hoặc nhận kết quả tại địa chỉ khác không phải địa chỉ của chủ VBBH, TĐV cần ghi chú lại rõ ràng hoặc chuẩn bị sẵn thông tin để dán lên phong bì gửi NNĐ để các khâu xử lý tiếp theo chuyển kết quả đến đúng địa chỉ. | ||
Đối với các VBBH có nhiều chủ sở hữu, khi tiến hành các thủ tục có yêu cầu nộp bản gốc VBBH thì hồ sơ phải có đầy đủ bản gốc VBBH và các bản phó bản (nếu đã được cấp phó bản) để ghi nhận các thông tin thay đổi trong VBBH cho thống nhất. Đối với hồ sơ mượn trên lưu trữ: TĐV cần kiểm tra tài liệu khi mượn hồ sơ, giữ gìn và bảo đảm nguyên vẹn tài liệu trong hồ sơ. | ||
Trình ký LĐTT trong vòng 03 ngày kể từ ngày ký trên PTĐ. | Sắp xếp hồ sơ trình ký và lập danh sách đơn trình ký theo mẫu đã thống nhất. Trình ký riêng cặp đối với các đơn cần xử lý sớm, đơn yêu cầu cấp phó bản, cấp lại không kèm các thủ tục khác. |
Liên quan đến đính chính VBBH, điểm khác biệt là lỗi sai sót liên quan đến tên/địa chỉ của chủ đơn (do khai thiếu, khai không đầy đủ hoặc Cục ghi nhận thiếu):
TĐV soạn Phiếu đính chính (để lưu hồ sơ và giao công bố) và trình Lãnh đạo đơn vị ký phê duyệt. QC đã bổ sung Mẫu số số 05-PĐC tại Phụ lục C.
TĐV1 đóng vai trò rất quan trọng
Thứ nhất
- Đối với đính chính các lỗi có thể làm thay đổi bản chất của đối tượng (lỗi trong bản mô tả, danh mục hàng hóa, …) hoặc làm thay đổi chủ đơn: thông tin đính chính được ghi nhận trong hồ sơ và phải được công bố. Cụ thể TĐV1 căn cứ vào hồ sơ thực tế để thực hiện việc đính chính.
- TĐV1 soạn Phiếu đính chính hoặc dự thảo QĐ đính chính trình LĐTT kiểm tra, ký phê duyệt và trình Lãnh đạo Cục ký phê duyệt QĐ đính chính.
- Sau khi đính chính được phê duyệt, TĐV1 sửa dữ liệu trong hệ thống IPAS/WIPO IPAS, cập nhật nội dung đính chính vào đăng bạ giấy, bản gốc.
- Trường hợp văn bằng được đính chính có yêu cầu gia hạn hiệu lực, tuy nhiên đơn gia hạn không nộp kèm bản gốc VBBH, TĐV1 yêu cầu NNĐ bổ sung bản gốc văn bằng.
Thứ hai
- Việc xử lý đơn liên quan đến đơn chuyển nhượng hoàn toàn thuộc về công việc của TĐV1 thì TĐV1 cần báo nhóm chuyển giao photo tờ khai chuyển nhượng để xác định xem chủ đơn có phải là bên nhận chuyển nhượng hay không, hay là chủ VBBH đã thay đổi tên, địa chỉ.
- Nếu hồ sơ có liên quan đến thủ tục của các nhóm sửa đổi và chuyển giao thì TĐV1 cần chuyển bản gốc VBBH sang thủ tục xử lý trước.
- Nếu đơn có thiếu sót, TĐV1 soạn TB kết quả thẩm định đơn và chuyển 01 bản sao cho các nhóm liên quan để xử lý và thông báo cho NNĐ.
- Nếu đơn chuyển nhượng hợp lệ, nhóm chuyển giao sẽ báo lại để nhóm sửa đổi hoàn thiện việc thẩm định đơn và trình ký sớm theo quy định.
Thứ ba
- Xử lý đơn liên quan đến đơn đề nghị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực VBBH thuộc công việc của TĐV1:
- TĐV1 tra thông tin trên hệ thống IPAS/WIPO IPAS, nếu có đơn đề nghị chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực YBBH (đơn ĐN1) thì TĐV1 phải hỏi kết quả xử lý đơn (gọi điện hoặc soạn văn bản) của Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại (theo Mẫu 03-CV tại Phụ lục C)
2. Thẩm định đơn cấp lại, sửa đổi văn bằng bảo hộ, sửa đổi
a) Thẩm định đơn cấp lại VBBH
Thẩm định đơn liên quan đến các đối tượng trong hệ thống WIPO IPAS có bổ sung kiểm tra:
- Chữ ký của chủ đơn yêu cầu cấp lại phó bản, cấp lại với chữ ký của chủ văn bằng (trường hợp chủ văn bằng là cá nhân). Trường hợp chủ sở hữu chung yêu cầu cấp phó bản nhưng tại đơn xác lập quyền (hoặc các thủ tục khác để ghi nhận các đồng chủ sở hữu hiện tại) không có tài liệu để đối chiếu chữ ký thì TĐV cần ghi rõ trong PTĐ và chấp nhận chữ ký của chủ đơn như thể hiện trong hồ sơ.
- Thông tin người đại diện của chủ đơn ký trong Tờ khai (hoặc Giây ủy quyền) với người đại diện của chủ VBBH thể hiện trên giấy phép đăng ký kinh doanh hiện tại (nếu chủ VBBH là cơ sở/hộ kinh doanh).
- Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp nộp kèm theo đơn với bộ ảnh chụp/bản vẽ đã được cấp.
- Hiệu lực của VBBH trong Đăng bạ và hệ thống (cả IPAS và WIPO IPAS) do trên WIPO IPAS hiện chưa có đủ cơ sở dữ liệu liên quan đơn ĐN1 đã nộp trước đó.
Không còn việc kiểm tra trên hệ thống xem có các thủ tục khác liên quan đến văn bằng mà chưa kết thúc hay không và không cần nhập thông tin về số lần cấp lại hoặc số phó bản nữa.
Về các thiếu sót của đơn, với chủ đơn (chủ văn bằng) là Cơ sở/hộ kinh doanh, QC bổ sung: hồ sơ không có giấy phép đăng ký kinh doanh hiện tại để thể hiện thẩm quyền ký tài liệu của người đại diện Cơ sở/Hộ kinh doanh.
QC bỏ chữ ký của chủ đơn trong đơn cấp lại khác với chữ ký trong đơn xác lập quyền hoặc các thủ tục tương ứng để ghi nhận chủ sở hữu hiện tại.
Công việc của TĐV 1 có điều chỉnh
- Đối với GCN ĐKNH trong đó mẫu nhãn hiệu có chứa hình bản đồ Việt Nam. TĐV1 cần soạn TB hướng dẫn NNĐ liên hệ với Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam để yêu cầu thẩm định việc sử dụng hình bản đồ Việt Nam. Chủ văn bằng cần liên hệ với Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam để yêu cầu thẩm định việc sử dụng hình bản đồ Việt Nam có đáp ứng các quy định pháp luật hay không. Trường hợp mẫu nhãn hiệu cần phải chỉnh sửa hình bản đồ để đáp ứng các quy định thì sau khi có kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Cục SHTT sẽ tiến hành cấp lại VBBH mà không thu phí.
- Trường hợp văn bằng đã thay đổi về mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa/dịch vụ (do sửa đổi hoặc gia hạn) thì TĐV1 cần nhập lại các thông tin liên quan đến màu sắc, nội dung khác (đối với thay đổi mẫu nhãn hiệu) và danh mục hàng hóa/dịch vụ đầy đủ như khi cấp văn bằng để in văn bằng cấp lại. Sau đó TĐV1 ghi chú vào đơn để cán bộ in biết, sau khi in văn bằng cấp lại xong cán bộ in sẽ chuyển lại hồ sơ cho TĐV1 để nhập lại nội dung theo hiện tại.
- Trường hợp không mượn được hồ sơ xác lập quyền (do lưu trữ không tìm thấy hồ sơ) thì xử lý như sau:
Xác định được số QĐ cấp văn bằng | Nếu đã tìm mọi cách mà không xác định được số QĐ cấp văn bằng |
TĐV1 cần ghi rõ số QĐ và ngày cấp VBBH trong PTĐ để cán bộ in văn bằng cấp lại nhập thông tin khi in văn bằng. | TĐV1 cần ghi rõ trong PTĐ, sao chụp lại các tài liệu đã tìm để chứng minh và lưu vào đơn. Trường hợp này, số QĐ cấp VBBH sẽ để dấu cách. Đồng thời, ghi chú vào Đăng bạ quốc gia dạng giấy để những lần yêu cầu cấp lại tiếp theo, trong quá trình thẩm định, TĐV không phải mượn hồ sơ lưu trữ hoặc mượn sổ trả kết quả VBBH của Phòng Đăng ký để xác định số QĐ cấp |
b) Sửa đổi VBBH
Thẩm định đơn yêu cầu sửa đổi VBBH có thay đổi như sau.
Thẩm định đơn liên quan đến các đối tượng ngoài hệ thống WIPO IPAS: | Thẩm định đơn liên quan đến các đối tượng trong hệ thống WIPO IPAS |
Công việc của TĐV1 bổ sung: Kiểm tra chữ ký của chủ đơn yêu cầu sửa đổi với chữ ký của chủ văn bằng (trường hợp chủ văn bằng là cá nhân, cơ sở/hộ kinh doanh). Trường hợp yêu cầu sửa đổi thông tin của chủ sở hữu chung (từ thứ 2 trở đi) nhưng tại đơn xác lập quyền (hoặc các thủ tục khác để ghi nhận các đồng chủ sở hữu hiện tại) không có tài liệu để đối chiếu chữ ký thì TĐV cần ghi rõ trong PTĐ và chấp nhận chữ ký của chủ đơn như thể hiện trong hồ sơ. Nếu phát hiện sai sót, TĐV1 sửa dữ liệu trên hệ thống hoặc thực hiện việc đính chính VBBH như quy định tại Điều 7 QC này. Kiểm tra VBBH: trường hợp VBBH bị sai do lỗi kỹ thuật từ phía Cục (đóng sót dấu, cập nhật nhầm nhưng không thể sửa chữa, khắc phục, …) hay VBBH bị hỏng, bị thất lạc trong quá trình thẩm định, TĐV1 cần làm văn bản giải trình báo cáo LĐTT và Lãnh đạo Cục đồng thời soạn Phiếu trình trình Lãnh đạo Cục đề xuất cấp lại VBBH mà không thu phí. Soạn thảo Phiếu trình trình Lãnh đạo Cục đối với các đơn yêu cầu sửa đổi trình Lãnh đạo Cục ký phê duyệt trực tiếp (như sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ của GCN ĐKNH, sửa đổi liên quan đến QC sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, sửa đổi liên quan đến GCN ĐKNH được chuyển nhượng 1 phần quyền, …). | Bổ sung: Kiểm tra chữ ký của chủ đơn yêu cầu sửa đổi với chữ ký của chủ văn bằng (trường hợp chủ văn bằng là cá nhân, cơ sở/hộ kinh doanh). Trường hợp yêu cầu sửa đổi thông tin của chủ sở hữu chung (từ thứ 2 trở đi) nhưng tại đơn xác lập quyền (hoặc các thủ tục khác để ghi nhận các đồng chủ sở hữu hiện tại) không có tài liệu để đối chiếu chữ ký thì TĐV cần ghi rõ trong PTĐ và chấp nhận chữ ký của chủ đơn như thể hiện trong hồ sơ. Nếu phát hiện sai sót, TĐV1 sửa dữ liệu trên hệ thống hoặc thực hiện việc đính chính VBBH như quy định tại Điều 7 QC. Kiểm tra VBBH: trường hợp VBBH bị sai do lỗi kỹ thuật từ phía Cục (đóng sót dấu, cập nhật nhầm nhưng không thể sửa chữa, khắc phục, …) hay VBBH bị hỏng, bị thất lạc trong quá trình thẩm định, TĐV1 cần làm văn bản giải trình báo cáo LĐTT và Lãnh đạo Cục đồng thời soạn Phiếu trình trình Lãnh đạo Cục đề xuất cấp lại VBBH mà không thu phí. |
Yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ
- Trung tâm thẩm định tương ứng thẩm định lại.
- TĐV1 soạn công văn gửi cho các Trung tâm thẩm định tương ứng (theo Mẫu số 01- cv tại Phụ lục C của QC) kèm toàn bộ hồ sơ yêu cầu sửa đổi.
- Nếu đã quá thời hạn mà chưa có kết quả thẩm định lại, TĐV1 soạn công văn gửi cho các Trung tâm thẩm định tương ứng để hỏi kết quả (theo Mầu số 02-CV tại Phụ lục c của QC).
- Trường hợp yêu cầu sửa đổi danh mục sản phẩm chỉ liên quan đến 1 vài nhóm, các nhóm còn lại không thay đổi thì TĐV1 dự thảo QĐ ghi nhận ngoài hệ thống IPAS thay vì Quyết định ghi nhận ngoài hệ thống.
- Đối với yêu cầu đối với tài liệu pháp lý, Cục đã thể hiện sự linh hoạt hơn trong cả hai trường hợp thay đổi về tên, địa chỉ chủ VBBH mà Chủ văn bằng là cá nhân có địa chỉ tại Việt Nam và là cá nhân, tổ chức nước ngoài. Cụ thể,tài liệu chứng minh việc sửa đổi là tài liệu của cơ quan có thẩm quyền thể hiện thông tin cũ và mới của chủ văn bằng có thêm chứng thực cá nhân hợp pháp khác
- Quy chế cũng chỉ rõ TĐV1 có thể tra cứu các văn bản này trên Internet, in văn bản và ghép vào hồ sơ hoặc ghi chú đầy đủ thông tin của văn bản trong PTĐ. Sự chủ động này của TĐV1 tạo thuận lợi cho người nộp đơn.
Về việc thẩm định yêu cầu ghi nhận đại diện SHCN vào Đăng bạ quốc gia, QC bổ sung:
TĐV1 cần phải thực hiện các công việc Thẩm định đơn liên quan đến các đối tượng trong hệ thống WIPO IPAS:
- a) Sao chụp Đăng bạ giấy.
- b) Kiểm tra thông tin về số đơn, ngày nộp đơn trong hệ thống, Biên lai thu phí/lệ phí với Tờ khai đơn.
- c) Kiểm tra phí, lệ phí, bao gồm: phí thẩm định yêu cầu sửa đổi (theo văn bằng), phí đăng bạ (theo văn bằng), phí công bố (theo đơn).
- d) Kiểm tra thông tin về số văn bằng trong Tờ khai đơn và Đăng bạ.
- e) Kiểm tra thông tin của chủ đơn, đại diện của chủ đơn trong Tờ khai, Giấy ủy quyền, hệ thống với chủ VBBH.
- f) Kiểm tra tính họp lệ của Tờ khai, Giấy ủy quyền và các tài liệu khác trong hồ sơ.
- g) Kiểm tra thời hạn hiệu lực của VBBH trên hệ thống và đăng bạ, nếu văn bằng đang có thủ tục khác liên quan như sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn hoặc duy trì thì báo các nhóm liên quan để xử lý trước, sau khi xong các thủ tục liên quan thì sẽ ra QĐ ghi nhận.
- h) In PTĐ và dự thảo QĐ, kiểm tra lại thông tin trước khi chuyển trình ký LĐTT trong hệ thống.
- i) Hoàn thiện PTĐ: điền đầy đủ các mục, ghi rõ các thiếu sót, ngày ban hành TB hoặc trao đổi với NNĐ, kết luận về kết quả thẩm định đơn, ký PTĐ và trình ký.
- j) Sau khi Lãnh đạo ký phê duyệt, chuyển lại hồ sơ cho TĐV để xử lý: in QĐ, sao lưu Quyết định, đóng dấu, vào sổ chuyển Phòng Đăng ký để trả kết quả cho NNĐ, chuyển thông tin để công bố.
3. Thẩm định đơn yêu cầu gia hạn, duy trì, chấm dứt hiệu lực, gia hạn văn bằng bảo hộ
a) Trong việc gia hạn, thẩm định đơn bổ sung
Đối tượng ngoài hệ thống WIPO IPAS | Đối tượng trong hệ thống WIPO IPAS |
Kiểm tra thông tin người đại diện của chủ đơn ký trong Tờ khai (hoặc Giấy ủy quyền) với người đại diện của chủ VBBH thể hiện trong giấy phép đăng ký kinh doanh hiện tại (nếu chủ VBBH là cơ sở/hộ kinh doanh). Kiểm tra VBBH (nếu có): trường hợp VBBH bị sai do lỗi kỹ thuật từ phía Cục (đóng sót dấu, cập nhật nhầm nhưng không thể sửa chữa, khắc phục, …) hay VBBH bị hỏng, bị thất lạc trong quá trình thẩm định, TĐV cần làm văn bản giải trình báo cáo LĐTT và Lãnh đạo Cục đồng thời soạn Phiếu trình trình Lãnh đạo Cục đề xuất cấp lại VBBH mà không thu phí. Soạn thảo Phiếu trình trình Lãnh đạo Cục đối với các đơn yêu cầu gia hạn trình Lãnh đạo Cục ký phê duyệt trực tiếp (như gia hạn liên quan đến GCN ĐKNH được chuyển nhượng 1 phần quyền …) | Kiểm tra chữ ký của chủ đơn yêu cầu gia hạn với chữ ký của chủ văn bằng (trường hợp chủ văn bằng là cá nhân). Kiểm tra thông tin người đại diện của chủ đơn ký trong Tờ khai (hoặc Giấy ủy quyền) với người đại diện của chủ VBBH thể hiện trong giấy phép đăng ký kinh doanh hiện tại (nếu chủ VBBH là cơ sở/hộ kinh doanh). Kiểm tra VBBH (nếu CÓ): trường hợp VBBH bị sai do lỗi kỹ thuật từ phía Cục (đóng sót dấu, cập nhật nhầm nhưng không thể sửa chữa, khắc phục…) hay VBBH bị hỏng, bị thất lạc trong quá trình thẩm định, TĐV cần làm văn bản giải trình báo cáo LĐTT và Lãnh đạo Cục đồng thời soạn Phiếu trình trình Lãnh đạo Cục đề xuất cấp lại VBBH mà không thu phí. |
b) Thẩm định đơn chấm dứt hiệu lực do chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền SHTT
Thẩm định đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH
- QC chia rõ hai trường hợp: Kiểm tra chữ ký của chủ đơn yêu cầu gia hạn với chữ ký của chủ văn bằng (trường hợp chủ văn bằng là cá nhân). Kiểm tra thông tin người đại diện của chủ đơn ký trong Tờ khai (hoặc Giấy ủy quyền) với người đại diện của chủ VBBH thể hiện trong giấy phép đăng ký kinh doanh hiện tại (nếu chủ VBBH là cơ sở/hộ kinh doanh).
- QC làm rõ việc vào sổ chuyển Phòng Đăng ký Sau khi Lãnh đạo ký phê duyệt, chuyển lại hồ sơ cho TĐV để xử lý.
4. Một số quyết định về hành chính
Trách nhiệm của cán bộ hỗ trợ thẩm định đơn bỏ toàn bộ trách nhiệm của TĐV1 và TĐV2 và lãnh đạo TT thay bằng chia thành 2 nhóm: Nhóm Sửa đổi, gia hạn và Nhóm duy trì
a) Nhóm sửa đổi, gia hạn
-Quản trị đơn: Bổ sung việc chuyển 01 bản QĐ cấp phó bản, cấp lại đối với GCN ĐKNH cho cán bộ đầu mối để chuyển Trung tâm Thông tin SHCN công bố.
-In và xử lý TB kết quả thẩm định đơn, QĐ sửa đổi, gia hạn hiệu lực VBBH:
-In QĐ đơn gia hạn hiệu lực, sửa đổi VBBH bổ sung:
Đối với các đơn thực hiện trong hệ thống WIPO IPAS: chọn các đơn theo danh sách trong cặp trình ký để in các QĐ, sau đó mới in phần cập nhật. Ghép các QĐ và phần cập nhật vào các đơn tương ứng.
-In văn bằng cấp phó bản, cấp lại bổ sung
Đối với các đơn làm ngoài hệ thống WIPO IPAS: | Đối với các đơn làm trong hệ thống WIPO IPAS: |
Căn cứ vào thông tin trên PTĐ để nhập các thông tin vào chương trình in đơn cấp phó bản, cấp lại. In từng đơn theo danh sách trong cặp trình ký, in trước các đơn có yêu cầu xử lý sớm. | In từng đơn theo danh sách trong cặp trình ký, in trước các đơn có yêu cầu xử lý sớm. |
Đối với GCN DKNH: sử dụng mẫu nhãn hiệu lưu trong đơn xác lập quyền hoặc mẫu nhãn hiệu kèm theo đơn cấp lại, phó bản đã được TĐV1 xác định để dán vào văn bằng nếu hệ thống không in ra. Đóng dấu nổi vào mẫu nhãn hiệu (nếu dán mẫu nhãn hiệu).
Đối với các văn bằng có kèm trang cập nhật sửa đổi, gia hạn, chuyển nhượng (các TĐV1 đã hoàn thiện), cần ghép và đóng vào văn bàng cấp lại, phó bản.
b) Nhóm duy trì
- Việc chuyển 01 bản Thông báo kèm danh sách để chuyển Trung tâm Thông tin Sở hữu công nghiệp công bố và 01 bản cho bộ phận trả kết quả của Phòng Đăng ký đã bỏ.