Mô hình dựa trên sáng chế không được ưu tiên
Theo đơn nộp lên Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ gần đây, công ty công nghệ sinh học Roivant Sciences đã thành lập công ty con tập trung vào (khai thác thương mại) tài sản cốt lõi gần nhất. Công ty con dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) không mong muốn do công ty dược Eisai cấp phép. Giao dịch mới nhất này cho thấy công ty đột phá theo mô hình trung tâm-vệ tinh (hub-and-spokes business) vẫn đang săn lùng các sáng chế dược phẩm ở mức ưu tiên thấp. Đó cũng là một trong các cách mà các ngành khoa học sự sống đã trở nên thành thạo hơn về mặt chiến lược và thương mại trong kiếm tiền từ các tài sản không cốt lõi (non-core assets).
Thành công thương mại
Hemavant là công ty con gần đây nhất của công ty này được tạo ra để phát triển một loại thuốc thử nghiệm điều trị ung thư máu, RVT-2001. Eisai đã cấp cho công ty giấy phép độc quyền đối với một số sáng chế và bí quyết cốt lõi liên quan đến loại thuốc này, cũng như giấy phép không độc quyền đối với các quyền SHTT khác liên quan đến sự phát triển sau này của sản phẩm. Roivant đã trả 8 triệu USD trong đó có 7 triệu USD trả trước bằng cổ phiếu. Công ty cũng phải chi trả 65 triệu USD thanh toán theo tiến độ cho chỉ định nhắm đích đầu tiên (first targeted indication), 18 triệu USD cho các chỉ định bổ sung, 295 triệu USD thanh toán theo mốc doanh thu và nghĩa vụ trả tiền bản quyền theo từng cấp.
Những tài sản trí tuệ không được ưu tiên vẫn có giá trị
Sự thành lập của công ty con này thổi luồng gió mới vào một tài sản được quyền SHTT đã được bảo hộ mà có thể đã bị quên lãng. Eisai đã thử nghiệm giai đoạn một với loại thuốc này vào năm 2016, nhưng ứng cử viên cho điều trị bệnh ung thư máu đã mất thiện cảm sau khi cho thấy tác dụng đáng thất vọng ở 84 bệnh nhân trong các nghiên cứu liên quan đến một số bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu dữ liệu, Roivant tin rằng loại thuốc này có triển vọng điều trị cho một nhóm bệnh nhân nhỏ hơn: bệnh thiếu máu phụ thuộc truyền máu ở nhóm người mắc hội chứng rối loạn sinh tủy nguy cơ thấp hơn.
Vì sao các tài sản trí tuệ có giá trị bị “bỏ xó”
Trên thực tế, Roivant đã trở nên nổi tiếng trong thập kỷ qua nhờ cách tiếp cận sáng tạo trong việc thương mại hóa các quyền Sở hữu Trí tuệ không được chủ sở hữu cũ ưu tiên. Trong lĩnh vực khoa học sự sống tồn tại rất nhiều quyền Sở hữu Trí tuệ nằm trong mục ưu tiên thấp nhưng nguyên nhân không phải lúc nào cũng do kết quả thử nghiệm đáng thất vọng. Thông thường, chú trọng của Tập đoàn Dược lớn (Big Pharma) vào chuyên môn hóa trị liệu và khoa học có nghĩa là có tài sản trí tuệ có giá trị tiềm năng bị bỏ xó. Hơn nữa, các trường đại học thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác tài trợ cho việc phát triển các tài sản trí tuệ ở giai đoạn đầu. Ông Vivek Ramaswamy, người sáng lập công ty Roivant, đã nói về sứ mệnh của công ty trong việc phá vỡ “sự bế tắc đang bao trùm ngành” này.
Phương thức đưa các tài sản bị bỏ quên vào danh mục đầu tư
Giải pháp của Roivant cho vấn đề này liên quan đến việc tạo ra các doanh nghiệp nhạy bén, tập trung vào tài sản cốt lõi (hoặc các ‘Vant’) trên nhiều lĩnh vực điều trị khác nhau, có mức độ độc lập về thương mại và khoa học cao so với công ty mẹ nhưng có thể dựa vào hỗ trợ phát triển thuốc tập trung. Thường được thành lập dựa trên một thỏa thuận cấp phép duy nhất, những doanh nghiệp Vant này thường có quyền tự do huy động vốn của chính họ bằng cách tận dụng các danh mục tài sản trí tuệ của mình.
Bước chuyển mình của các tập đoàn dược
Công ty trở thành tâm điểm chú ý vào năm 2015, khi công ty con Axovant Sciences huy động được 360 triệu USD nhờ sáng chế dược phẩm mua lại vài tháng trước đó từ GlaxoSmithKline với giá chỉ 5 triệu USD. Tạp chí Forbes mô tả Ramaswamy như một ảo thuật gia biến hóa ra các công ty dược phẩm. Kể từ đó, hơn doanh nghiệp 20 Vants đã được thành lập với cùng một mô hình và huy động được hàng tỷ đô la đầu tư. Mặc dù Roivant đã đa dạng hóa chiến lược của mình trong những năm gần đây, đồng thời phát triển các doanh nghiệp Vants dựa trên trí tuệ nhân tạo AI và tìm cách phát minh ra các loại thuốc của riêng mình nhưng thỏa thuận mới nhất cho thấy họ vẫn đang để mắt đến các quyền Sở hữu Trí tuệ bị bỏ quên.
Mặc dù ứng cử viên dược phẩm được cấp phép của Axovant, SB-742457, cuối cùng đã bị loại bỏ sau dữ liệu đáng thất vọng nhưng Roivant đã đạt được một số thành công đáng chú ý. Vào năm 2019, Sumitomo Dainippon Pharma đã đồng ý trả trước 3 tỷ USD cho cổ phần của Roivant trong năm Vants, với tùy chọn mua tối đa sáu công ty con khác. Năm ngoái, Roivant đã đạt được một thỏa thuận SPAC định giá công ty ở mức 7,3 tỷ USD.
Nhiều dạng mô hình trung tâm-vệ tinh xuất hiện trong ngành công nghệ sinh học.
Chẳng hạn như BridgeBio chuyên mua toàn bộ các quyền SHTT của các ứng viên dược phẩm đến từ đại học không có đối tác. Công ty này đã thực hiện các giao dịch với Đại học Johns Hopkins, Bệnh viện Nghiên cứu Nhi St Jude’s, Đại học Florida, Novartis và Dược phẩm Alexion. Các công ty tập trung vào tài sản cốt lõi theo mô hình trung tâm-vệ tinh khác bao gồm Centessa, thành lập năm 2021, Cambrian Biopharma, Atai Life Sciences, Sumitovant Biopharma và ElevateBio. Trong khi đó, Crinetics Pharmaceuticals dường như đang hướng tới mô hình này thông qua việc thành lập công ty con Radionetics Oncology gồm các tài sản về ung thư học ưu tiên thấp.
Cách mà ngành công nghiệp đã điều chỉnh để nhận ra giá trị hơn với quyền SHTT từng “bỏ xó“
Trong báo cáo gần đây của trang IAM, AstraZeneca đã gặt hái được thành công lớn trong việc chuyển nhượng giấy phép (cấp phép sở hữu trí tuệ cho bên ngoài-bên thứ ba (out-licensing)) cho một số lượng lớn các tài sản không cốt lõi của mình. Takeda cũng đã tạo ra một cách tiếp cận khác biệt thông qua việc thành lập Trung tâm tiên phong về Đổi mới từ Bên ngoài với kết quả tạo ra hàng chục công ty mới dựa trên tài sản trí tuệ không cốt lõi của Takeda, cũng như đạt được các thỏa thuận cấp phép ấn tượng. Trung tâm cũng đầu tư vốn mạo hiểm vào các dự án được ưu tiên thấp của công ty.
Trên thực tế, trong khi các công ty công nghệ sinh học nhỏ vẫn cấp phép các tài sản thử nghiệm của họ cho các công ty lớn hơn, thì một số công ty nhỏ hơn đã nổi lên với trọng tâm là mua quyền SHTT không cốt lõi từ Tập đoàn Dược Lớn (Big Pharma). Ovid Therapeutics, công ty sở hữu quyền SHTT đã được cấp phép của AstraZeneca và Takeda là một ví dụ.
Nguồn: Adam Houldsworth từ IAM