Ở kỳ 3, chúng ta đã tìm hiều Luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ thông qua các khái niệm Arbitrary Mark, Assignment of Mark, Attorney Fees in Trademark Infringement Actions, Average Reasonably Prudent Consumer, Award, Use of Trademark in Rating or, Bureau of Customs and Border Protection, Cancellation of Registration, Certificate of Registration. Sau đây là các khái niệm tiếp theo:
Certification Mark
Là dấu xác nhận đạt chuẩn theo một tiêu chuẩn đo lường chất lượng do các tổ chức chuyên môn, khu vực địa lý cấp cho một sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như sản phẩm nước mắm nhĩ của công ty ABC được hội người tiêu dùng bình chọn và cấp giấy chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao… Và trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp có thể thêm hình ảnh, từ ngữ dấu xác nhận này vào thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Characters as Trademarks
Là các dấu hiệu thể hiện tính cách nhân vật có thể được sử dụng như thương hiệu và được bảo hộ, ví dụ như Mickey Mouse… miễn là nó được thể hiện riêng biệt và không dễ bị nhầm lẫm. Những dấu hiệu loại này có thể dựng nên bởi trình đồ họa hay là vẽ tay.
Collective Mark
Là một dấu hiệu, ký hiệu, nhãn hiệu, từ, ngữ được tạo ra bởi một nhóm, tập thể, tổ chức, và được cấp quyền bảo hộ thương hiệu chung cho nhóm, tập thể, tổ chức đó. Tuy nhiên, có điểm cần lưu ý là mục đích chính của việc cấp quyền bảo hộ cho collective mark là để thông báo đến cho công chúng biết đây là “kết quả chung” của tập thể. Do vậy, bản thân chính tổ chức đó sẽ không có quyền sử dụng thương hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ do chính tổ chức đó sản xuất, cung cấp trên danh nghĩa là một pháp nhân.
Color as an Element of a Mark
Là khi người đăng ký bảo hộ thương hiệu mong muốn được bảo hộ cả những màu sắc trên các dấu hiệu xin bảo hộ. Để được bảo hộ này theo Luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ, người đăng ký phải gởi hình ảnh màu của dấu hiệu, không được gởi ảnh trắng đen, và phải gởi kèm mô tả chi tiết về việc thiết kế, sử dụng màu sắc trên dấu hiệu đó.
Color Used as Mark
Là việc USPTO chấp nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu đối với những dấu hiệu chỉ có một màu đơn, ví dụ như màu hồng, hay màu xanh… miễn là màu đó thỏa mãn 02 điều kiện sau:
– Theo thời gian, người tiêu dùng dần quen và liên tưởng ngay đến sản phẩm, dịch vụ khi chỉ nhìn thấy màu sắc đó. Ví dụ như sàn phẩm Iphone có màu jet black, thì khi thấy màu jet black, người tiêu dùng hình dung đến ngay là chiếc iphone của Apple., nên màu jet black của Iphone có thể được bảo hộ thương hiệu.
– Bản thân màu sắc đó không liên quan gì đến chức năng của sản phẩm, dịch vụ.
Commerce that Congress may Regulate
Ở Mỹ, quy định về Luật Sở hữu trí tuệ phần lớn nằm trong đạo luật gọi là Lanham Act. Khái niệm này cho rằng, để một dấu hiệu có thể được bảo hộ, thì nó phải được sử dụng lần đầu tiên trong nhưng giao dịch thương mại được quốc hội Mỹ quy định dựa theo thẩm quyền được trao bởi Hiến pháp Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cụ thể, Quốc hội liên bang Mỹ có quyền quy định về thương mại liên bang; vậy nên, để dấu hiệu trên một sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ theo Lanham Act, thì sản phẩm, dịch vụ đó phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Được vận chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác (đưa qua biên giới giữa các tiểu bang);
– Được vận chuyển từ tiểu bang sang các vùng lãnh thổ của Mỹ hoặc ngược lại;
– Nhập khẩu từ quốc gia khác vào Mỹ, hay xuất khẩu từ Mỹ đi các quốc gia khác.
– Có cơ sở kinh doanh ở nhiều tiểu bang, ví dụ như thương hiệu Starbucks…
– Kinh doanh các ngành dịch vụ lữ hành, lưu trú, hướng dẫn du lịch…
Nếu các hàng hóa, dịch vụ nào không có một trong các tính chất trên đây, thì sẽ không được bảo hộ theo Lanham Act. Do vậy, doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hiệu thương hiệu với chính quyền tiểu bang.
Commissioner for Trademark
Là chức vụ được giao phó cho người có thẩm quyền (tương đương với chức trưởng phòng) quản lý việc cấp bảo hộ thương hiệu thuộc USPTO. USPTO là cơ quan liên bang về việc cấp bằng sáng chế (Patent), Thương hiệu (Trademark), và được chia ra làm nhiều bộ phận có chức năng theo từng lĩnh vực. Trong mỗi bộ phận, ví dụ như Bộ phận Trademark cũng được chia ra nhiều phòng ban, mà mỗi phòng ban có một commisioner phụ trách.
Competing and noncompeting products
Là khái niệm về hàng hóa, dịch vụ có đặc điểm, tính năng tương tự nhau dễ gây nhầm lẫm, và hàng hóa không có đặc điểm, tính năng tương tự nhau, nên không thể gây nhầm lẫm cho khách hàng. Competing Products là các hàng hóa, dịch vụ có tính năng, đặc điểm tương tự nhau, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Ví dụ về những hàng hóa competing products như xe tải và xe hơi cá nhân; dịch vụ như bán tour du lịch, và bán vé máy bay. Những hàng hóa, dịch vụ này, nếu có thương hiệu “na ná” nhau thì rất dễ gây hiểu lầm cho khách hàng.
Nguồn: https://flatworld.com.vn/luat-so-huu-tri-tue-hoa-ky-thuong-hieu-ky-3/