Mã vạch hàng hóa – Ý nghĩa các con số – Cơ hội kinh doanh mới


Nhắc đến mã vạch, ai cũng có thể hình dung ra hình thức, hình dạng của nó. Nội dung bài viết này không định nghĩa về mã vạch một cách “sách giáo khoa”. Bài viết này bàn về công dụng của mã vạch, ý nghĩa của các con số bên trong mã vạch, cách phân biệt xuất xứ của hàng hóa, cách nhận định hàng giả hàng nhái.

Mã vạch được sử dụng phổ biến EAN-13 là một dãy gồm 13 chữ số, được chia làm 4 nhóm với ý nghĩa như sau:

  • Mã quốc gia: Hai hoặc ba chữ số đầu
  • Mã doanh nghiệp: Có thể bao gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số (doanh nghiệp phải đăng ký với EAN-VN để được cấp mã số này)
  • Mã hàng hóa: Có thể bao gồm năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
  • Số kiểm tra: Là chữ số cuối cùng trong mã vạch

Thời gian gần đây, người tiêu dùng được khuyến cáo là nên học cách đọc mã vạch được in trên hàng hóa. Một người tiêu dùng thông minh, ngoài việc chi tiêu hợp túi tiền, còn phải nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của món hàng, qua đó có thể đánh giá phần nào chất lượng của sản phẩm.

Ngày nay, không thiếu các doanh nghiệp tự gắn nhãn mác hàng hóa có xuất xứ nước ngoài, nhưng thực chất chỉ là hàng trong nước, hoặc nhập từ bên thứ ba. Vì vậy, để tránh tình trạng này, người tiêu dùng phải căn cứ vào ba chữ số đầu tiên trên mã vạch để nhận biết. Mã vạch hàng hóa các nước được quy định trong bảng sau đây:

mã vạch hàng hóa các nước, xin mã vạch mỹ, cơ hội kinh doanh mới

Sau khi đã biết được nguồn gốc sản phẩm, thì phần tiếp theo phải kiểm tra là tính chính xác của dãy số, thông qua chữ số kiểm tra cuối cùng trên mã vạch. Ví dụ, đối với mã vạch có dãy số 8935002301010, cách kiểm tra như sau:

  • Lấy riêng 9 số đầu tiên: 893500230101
  • Tính tổng các chữ số có thứ tự lẻ: 8 + 3 + 0 + 2 + 0 + 0 = 13 (*)
  • Tính tổng các chữ số có thứ tự chẵn, đem nhân với 3: (9 + 5 + 0 + 3 + 1 + 1) x 3 = 57 (**)
  • Lấy (*) + (**) ta được 70
  • Cuối cùng, lấy một số là bội số của 10, lớn hơn hoặc bằng và liền kề với kết quả trên, trừ đi chính kết quả (*) + (**) ở trên, ta tìm được số kiểm tra.
  • Với con số trên thì bội số 10 liền kề nó cũng là 70. Và 70 trừ đi 70 bằng 0. Vậy 0 chính là số kiểm tra, trùng khớp với chữ số cuối cùng trên mã vạch.

Nếu kết quả phép tính là khác với số kiểm tra, có thể khẳng định ngay đây là hàng giả. Tuy nhiên, nếu kết quả là trùng khớp, người tiêu dùng chỉ có thể yên tâm phần nào, chứ chưa thể khẳng định 100% đó là hàng thật. Lí do đơn giản là người sản xuất hàng giả họ cũng biết ý nghĩa của số kiểm tra này. Nếu hàng giả được làm một cách tinh vi, chi tiết đến vậy, cách cuối cùng để phân biệt hàng thật và hàng giả là chất lượng bên trong hàng hóa. Vấn đề này thì tùy cảm quan và kinh nghiệm của người tiêu dùng. Hãy là người tiêu dùng thông mình, đánh giá khách quan dựa trên việc tìm hiểu nhiều nguồn thông tin, để lựa chọn cho mình một món hàng ưng ý.

Trong kinh doanh, chúng ta có thể làm mọi cách để tìm kiếm lợi nhuận, miễn sao không vi phạm pháp luật và đạo đức con người. Liên quan đến lĩnh vực mã vạch này, nhiều doanh nghiệp đã xuất hàng hóa của họ sang một quốc gia có uy tín, xin mã vạch của quốc gia đó, sau đó lại nhập về để phân phối tại thị trường của mình. Đây là một việc hoàn toàn hợp pháp. Dĩ nhiên, để xin được mã vạch ở các quốc gia uy tín đó, sản phẩm của họ cũng phải đảm bảo chất lượng, vượt qua các kiểm tra nghiêm ngặt để được chấp nhận cấp mã vạch.

Tại sao họ làm vậy? Chẳng phải việc xuất khẩu rồi nhập khẩu, làm các thủ tục phức tạp sẽ khiến họ tiêu tốn thêm chi phí hay sao? Câu trả lời là nhằm tăng uy tín của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn chính xác hơn về chất lượng hàng hóa, thông qua việc được chứng nhận ở một quốc gia uy tín. Từ đó làm tăng giá trị của sản phẩm, bù vào chi phí họ đã bỏ ra, thậm chí là có lợi nhuận nhiều hơn so với không làm gì cả.

Cần nhắc lại một lần nữa, việc đem sản phẩm đi xin mã vạch ở một quốc gia khác có uy tín hơn là một việc làm đúng. Và đây cũng là một bước đi khôn ngoan của các doanh nghiệp Việt Nam. Tùy vào từng loại sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp có thể chọn quốc gia xin mã vạch khác nhau như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu…

Nguồn: https://flatworld.com.vn/ma-vach-hang-hoa-cac-nuoc/