1. Thông tin về tác giả của giải pháp kỹ thuật
- Tên tác giả:
- Đơn vị công tác:
- Vị trí công tác:
- Địa chỉ liên hệ:
- Số điện thoại/Email:
2. Thông tin về GPKT (Câu hỏi 2-3)
2.1 Tên của GPKT là gì?
Đi từ lĩnh vực kỹ thuật chung đến lĩnh vực kỹ thuật cụ thể
2.2 Đối tượng muốn được bảo hộ là gì:
GPKT muốn được bảo hộ là gì?
- Đó là dạng sản phẩm (cơ cấu, thiết bị, hệ thống, hợp chất hoá học, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, v.v.)
- hay Quy trình (quy trình, phương pháp,v.v)?
Cần mô tả đầy đủ và chi tiết các dấu hiệu (đặc điểm) cấu thành giải pháp kỹ thuật (hay còn gọi là dấu hiệu kỹ thuật cơ bản
Các loại dấu hiệu (đặc điểm) cấu thành giải pháp kỹ thuật có thể có của các dạng đối tượng bảo hộ GPKT.
1) Các dấu hiệu (đặc điểm) có thể có của đối tượng dạng sản phẩm như dụng cụ, cơ cấu, máy móc, thiết bị, hệ thống v.v. (sau đây được gọi chung là cơ cấu):
- chi tiết, cụm chi tiết cấu thành và chức năng của chúng;
- hình dạng của chi tiết, cụm chi tiết cấu thành;
- vật liệu làm chi tiết, cụm chi tiết cấu thành;
- kích thước của chi tiết, cụm chi tiết cấu thành;
- tương quan vị trí giữa các chi tiết, cụm chi tiết cấu thành;
- cách liên kết các chi tiết, cụm chi tiết cấu thành; (vii) cách chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết cấu thành.
2) Các dấu hiệu (đặc điểm) có thể có của đối tượng dạng sản phẩm như vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, v.v. (sau đây gọi chung là chất):
– Đối với chất thu được bằng phương pháp cơ học:
- tên các hợp phần tạo thành chất;
- định tính các hợp phần tạo thành chất;
- hàm lượng các hợp phần tạo thành chất;
- phương pháp cơ học để thu được chất từ các hợp phần nêu trên.
– Đối với chất thu được bằng phương pháp hoá lý:
- tên các hợp phần tạo thành chất;
- định tính các hợp phần tạo thành chất;
- hàm lượng các hợp phần tạo thành chất;
- phương pháp hoá lý để thu được chất có các hợp phần nêu trên;
- cấu trúc vật lý hoặc đặc tính hoá lý để nhận dạng chất.
– Đối với chất thu được bằng phương pháp hoá học:
- công thức cấu tạo của chất;
- công thức cấu tạo của các nhóm thế (nếu có);
- chức năng của các nhóm thế (nếu có);
- các đặc tính hoá lý nhằm nhận dạng chất;
- đối với chất cao phân tử: cấu trúc cao phân tử tổng quát; cấu trúc của một hoặc một số mắt xích cao phân tử, tính chu kỳ của các mắt xích; các nhóm cuối mạch; các nhóm mạch nhánh; cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian; phân tử lượng;
- các đặc tính hoá lý, cảm quan, v.v.nhằm nhận dạng chất.
– Đối với chất thu được nhờ quá trình biến đổi sinh học:
- đặc tính hoá lý, cảm quan nhằm nhận dạng chất;
- đặc tính sinh học;
- độ ổn định;
- đặc tính dinh dưỡng;
- khả năng vận chuyển.
– Các dấu hiệu có thể có của dược phẩm:
là thành phần và cấu trúc của dược phẩm, tác dụng dược lý, phương pháp thử nghiệm tác dụng dược lý in vitro và in vivo, mối liên quan giữa kết quả thử nghiệm và tác dụng dược lý của dược phẩm trên thực tế, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, độc tính, cách dùng, tác dụng phụ, tương tác thuốc, phương pháp bào chế, dạng thuốc, hay các đặc tính về giải phóng thuốc trong cơ thể (ví dụ, giải phóng nhanh, giải phóng kéo dài, giải phóng chậm, giải phóng theo xung),v.v..
– Các dấu hiệu (đặc điểm) có thể có của đối tượng dạng sản phẩm là vật liệu sinh học:
+ Đối với chất thu được bằng công nghệ di truyền (gen, protein, vectơ, vectơ tái tổ hợp, v.v.):
- đặc tính cấu trúc (trình tự axit amin, trình tự nucleotit, trọng lượng phân tử, v.v.);
- chức năng;
- đặc tính sinh lý, sinh hoá;
- nguồn gốc;
- cách thức thu nhận chất.
+ Đối với các vi sinh vật:
- đặc trưng thuần chủng hình thái học;
- đặc tính sinh lý, sinh hoá của vi sinh vật;
- đặc tính phân loại theo gen và thành phần hoá học;
- đặc tính nhân (tế bào) học;
- các tính trạng đánh dấu (di truyền, miễn dịch, sinh lý, sinh hoá);
- các đặc trưng công nghệ sinh học (tên và các tính chất của chất có ích sản được xuất bằng vi sinh vật tương ứng, hoạt độ, khả năng sinh sản), công dụng (chức năng) của vi sinh vật nếu không phải là vi sinh vật sản xuất; (vii) đặc tính ổn định (duy trì) tính chất có ích khi nuôi cấy trong thời gian dài;
- tính độc, cấu trúc kháng nguyên, tính tạo miễn dịch, các đặc điểm như tính gây ung thư, độ nhạy cảm kháng sinh, các tính chất đối kháng (của các vi sinh vật có chức năng y học và thú y);
- đặc tính của vi sinh vật bố mẹ (vật ghép đôi), nguyên tắc lai (đối với các vi sinh vật lai).
+ Đối với các giống tế bào động, thực vật riêng biệt:
- phả hệ của giống;
- số lượng cấy tại thời điểm làm bản mô tả;
- các điều kiện nuôi cấy chuẩn;
- các tính chất của giống;
- các đặc tính phát triển (động lực học);
- các đặc tính nuôi cấy trong cơ thể động vật (đối với thể lai);
- đặc tính di truyền tế bào (nhân tế bào học);
- đặc tính hình thái tế bào;
- dữ liệu về bản tính của loài (đối với tế bào động vật bao gồm các thể lai);
- phương pháp phát sinh hình thái học (đối với tế bào thực vật);
- tính gây ung thư (đối với giống tế bào động vật bao gồm thể lai);
- các tính trạng đánh dấu di truyền tế bào miễn dịch, sinh hoá, sinh lý;
- dữ liệu về khả năng lây nhiễm (bằng động vật nguyên sinh, nấm, vi khuẩn, mycoplasmit, virut, v.v.);
- đặc trưng công nghệ sinh học: tên và các tính chất của chất có ích do tế bào này sinh ra, mức độ hoạt tính (sức sinh sản), chức năng của giống không phải là giống sản xuất;
- thông tin về tính ổn định duy trì tính chất có ích khi nuôi cấy trong thời gian dài, v.v.;
- phương pháp bảo quản đông lạnh.
+ Đối với thực vật hoặc động vật chuyển gen, dấu hiệu đặc trưng là gen có chức năng cụ thể được đưa từ ngoài vào bất kỳ thực vật hoặc động vật nào thông qua quy trình biến nạp giúp cho thực vật hoặc động vật đó có chức năng của gen đó (chẳng hạn, dấu hiệu đặc trưng của cây chuyển gen có khả năng chống hạn là gen có khả năng chống hạn được đưa từ ngoài vào, v.v.)
3) Các dấu hiệu (đặc điểm) có thể có của đối tượng dạng quy trình (quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, sản xuất, chế tạo, v.v.):
- các công đoạn;
- trình tự thực hiện các công đoạn;
- các điều kiện kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác, v.v.) nhằm thực hiện các công đoạn đó;
- phương tiện, thiết bị để thực hiện các công đoạn nêu trên.
Nguồn: Mạng lưới TISC