Những việc “nên” hoặc “không nên” khi đặt tên nhãn hiệu


Nên:

1. Đặt tên nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Ví dụ: Nhãn hiệu nước uống có ga Cocacola, Pepsi đã quá nổi tiếng, phổ biến và đã được cấp chứng nhận bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, nếu nay doanh nghiệp nào đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là Cocacolo, Pepsi thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận bảo hộ – vì nhãn hiệu này có thể gây nhầm lẫn là của Cocacola, Pepsi.

2. Tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông.

Ví dụ các nhãn hiệu:

Không nên:

Không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:

1. Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước như:

2. Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; (Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với huy hiệu của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…)

3. Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với các vị anh hùng dân tộc.

4. Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; (Ví dụ: tên nhãn hiệu dầu cao SAO VÀNG tương tự với dầu cao SÁO VANG. Trường hợp này, 02 tên nhãn hiệu làm cho người tiêu dùng dễ bị nhẫm lẫn giữa hai sản phẩm với nhau nên doanh nghiệp cần tránh đăng ký tên như trên.)

5. Doanh nghiệp cũng không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Ngoài ra, nhãn hiệu cũng không được công thức, chữ cái, hình học …hoặc mô tả sản phẩm/dịch vụ, công dụng, tính năng sản phẩm… (Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu?

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải thực hiện việc “Tra cứu nhãn hiệu” một cách chính xác tránh trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Ngoài ra, việc tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi đăng ký và giảm thiểu rủi ro.

Doanh nghiệp có thể trực tiếp tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

1. Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;

2. Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);

3. Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet;

Tuy nhiên, đối với khách hàng chưa có kinh nghiệm tra cứu thì việc tự tra cứu là quá khó, chúng tôi khuyên bạn nên ủy quyền cho một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tiến hành tra cứu để có được các thông tin chính xác nhất.

>> Đọc thêm: Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ như thế nào?