Quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản cho thuê công cộng (Kỳ I)


Quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản cho thuê công cộng (PLR) là hệ thống cho phép chủ sở hữu và những người có quyền khác nhận tiền phí từ chính phủ để bù đắp những khoản cho mượn miễn phí sách bởi các thư viện.

Maurean Duffy, nhà văn và là một trong những người đóng góp dẫn đến quyền này được áp dụng ở Anh năm 1979 sau 20 năm đấu tranh, tóm tắt PLR như sau: “Đầu tiên PLR thực thi nguyên tắc ‘Không có gì là miễn phí’. Nó là nền tảng của khái niệm “Sự bù đắp xứng đáng” sau đó áp dụng cho cả việc photocopy và sử dụng sách bản điện tử. Nó được dựa trên “Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền”, chúng ta xứng đáng được nhận thù lao từ những gì chúng ta làm. Cùng với các quyền khác, nó được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo’’.

Ngày nay, 33 quốc gia có hệ thống PLR. Luật này đã được công nhận bởi khối liên minh Châu Âu từ năm 1992 và tất cả các nước ở châu Âu ngoại trừ 4 quốc gia.

Đan Mạch là nước đầu tiên áp dụng thiết lập hệ thống PLR vào năm 1946, tiếp theo là Na Uy năm 1947 và Thụy Điển 1954. Nhưng ý tưởng về PLR bắt đầu có từ năm 1919 khi mà hiệp hội các tác giả Bắc Âu đưa ra quyết định kêu gọi chính phủ trả công cho tác phẩm của họ bị cho thuê công cộng.

New Zeland là nước đầu tiên ngoài châu Âu có hệ thống PLR vào năm 1973, tiếp theo là Úc 1974, Canada, Isreal năm 1986.

Có 26 quốc gia khác công nhận các tác giả hợp pháp được nhận từ những tác phẩm của họ bị cho thuê công cộng nhưng vẫn chưa thành lập hệ thống PLR. Thường là do các quốc gia này không có tổ chức giám sát hệ thống PLR hoặc là do sách được cho thuê bởi những thư viện công cộng – thành phần quan trọng nhất của các tổ chức PLR – đã bị loại trừ về sự hợp pháp bởi các bổn phận PLR.

Hệ thống PLR gần đây nhất bắt đầu hoạt động là ở Ba Lan, nơi các khoản thanh toán đầu tiên

cho các tác giả mà sách của họ bị cho mượn bởi các thư viện công cộng được thực hiện vào năm 2016.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO PLR

Hầu hết các hệ thống PLR tồn tại ở châu Âu. Các thành viên Liên minh châu Âu được yêu cầu – theo Chỉ thị cho thuê và cho vay (Chỉ thị 2006/115 / EC) – cung cấp cho các tác giả quyền độc quyền đối với việc cho mượn/sử dụng lại hoặc ít nhất là cung cấp cho họ thù lao cho việc cho mượn/sử dụng lại các tác phẩm của họ.

Chỉ thị (lần đầu tiên được thông qua vào năm 1992 và sửa đổi vào năm 2006) cho phép tác giả và các chủ sở hữu quyền khác độc quyền cho phép hoặc cấm việc cho mượn tác phẩm của họ ở thư viện. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên có thể xâm phạm quyền độc quyền miễn là họ trả thù lao cho các tác giả về việc sử dụng tác phẩm của họ. Các thành viên EU bắt buộc phải đưa các thư viện công cộng vào các chương trình PLR của họ nhưng

được phép loại bỏ việc cho mượn các tác phẩm ở các hình thức thư viện khác; họ cũng có thể ưu tiên cho các mục tiêu văn hóa quốc gia của họ trong việc thiết lập các chương trình PLR.

Tuy nhiên, quyền cho mượn/sử dụng lại không phải là một yêu cầu theo luật bản quyền quốc tế và các chính phủ bên ngoài Liên minh châu Âu không có nghĩa vụ thiết lập các hệ thống PLR. Kết quả là một mạng lưới PLR được chắp vá. Ví dụ, vẫn chưa có hệ thống PLR ở châu Phi, Nam Mỹ hay châu Á. Các quốc gia duy nhất bên ngoài châu Âu hiện đang vận hành hệ thống PLR là Úc, Canada, Israel và New Zealand.

Nhưng những điều này đang thay đổi. Malawi và Hy Lạp gần đây đã giới thiệu hệ thống luật PLR và đang chuẩn bị lên các đề án; chính phủ Hồng Kông (SAR) đã đồng ý trên nguyên tắc về việc đưa dự thảo luật PLR; và dự thảo luật bản quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ có điều khoản PLR đang chờ sự thông qua của các bộ trưởng trước khi được đệ trình lên quốc hội.

Và cuối cùng, PLR có thể cũng có tác dụng như là một phần của cấu trúc hỗ trợ cho chính văn hóa và ngôn ngữ của đất nước đó. Ở nhiều nước châu Âu, như Đan Mạch, Thụy Sĩ và Thụy Điển; PLR chỉ có thể được trả cho các tác giả viết bằng (các) ngôn ngữ quốc gia của đất nước đó. Tương tự, các hệ thống PLR ở Úc và Canada hỗ trợ các tác giả-những người là công dân của những quốc gia đó.

HỆ THỐNG PLR VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO

Nói chung, nguồn quỹ cho các khoản thanh toán PLR được cung cấp bởi chính quyền khu vực hoặc trung ương và không được lấy từ ngân sách thư viện. Trong một số trường hợp, nơi mà thư viện phải trả phí PLR ví dụ như ở Hà Lan nơi thư viện vận hành một cách hoàn toàn độc lập thì PLR được cộng đồng thư viện xem như là một khoản phí hợp pháp trả cho những tác giả có tác phẩm của họ được sử dụng một cách miễn phí trong thư viện.

Có hai hướng tiếp cận chính trong việc quản lý hệ thống PLR. Thứ nhất, PLR được quản lý bởi một tổ chức quản lý tập thể cùng với các quyền khác theo giấy phép như photocopy. Đây là trường hợp ở các nước như Đức, Hà Lan, Lithuania, Slovakia và Tây Ban Nha. Và thứ hai PLR là quyền được hưởng thù lao với hệ thống luật riêng và được quản lý bởi một cơ quan chính phủ. Đây là trường hợp ở Anh, nơi Thư viện Anh quản lý quyền này. Các hệ thống trả thù lao PLR cũng có thể được tài trợ trực tiếp bởi chính phủ mà không có bất kỳ hệ thống pháp lý nào. Đây là trường hợp ở Canada, Israel và Malta, nhưng những thỏa thuận như vậy có thể khiến các hệ thống PLR dễ bị đóng cửa.

(Còn nữa)