Khi quyền đối với Nhãn hiệu Hàng hóa (NHHH) bị xâm phạm, chủ Nhãn hiệu có thể yêu cầu lệnh cấm vi phạm (Phần 1). Ngoài ra, chủ Nhãn hiệu có thể yêu cầu bối thường thiệt hại (Phần 2). Một quyền quan trọng khác liên quan tính trùng và tương tự sẽ được xem xét ở Phần 3 này.
3) Tính trùng và tính tương tự của NHHH
Vì sao phải đánh giá tính trùng và tương tự?
NHHH của Y có vị phạm NHHH của X hay không được đánh giá dựa trên việc liệu NHHH của Y có trùng hay tương tự với NHHH của X hay không.
Như được đề cập ở Phần 1, chủ Nhãn hiệu có thể yêu cầu bối thường thiệt hại, quyền mà dựa trên Nhãn hiệu của X để yêu cầu cấm việc sử dụng NHHH không chỉ trong phạm vi đối với các NHHH trùng mà còn đối với NHHH tương tự.
Điều này thường được so sánh với việc xác định sự vi phạm độc quyền sáng chế dựa trên việc đánh giá liệu đối tượng vi phạm có nằm trong phạm vi bảo hộ hay không. Hoặc so sánh đối tượng vi phạm có được coi là tương đương với đối tượng bảo hộ độc quyền sáng chế hay không.
Cách xác định tính trùng hoặc tương tự
Về mặt lý thuyết, các NHHH có trùng hoặc tương tự với nhau không được xác định dựa trên việc các chữ cái, hình vẽ, dấu hiệu, v.v, có trùng nhau hoàn toàn không.
Chẳng hạn như là 富士(fuji) và 不二 (fuji) tương tư về phát âm nhưng lại không trùng nhau.
Tuy nhiên, tính tương tự của NHHH nghĩa là Nhãn hiệu gây nhầm lẫn tới mức mà Nhãn hiệu này, nếu được sử dụng cho các sản phẩm so sánh được, sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá (Supreme Court Decision, Collection Supreme Court Civil Case Precedents 22-20-399).
Các tiêu chí đế đánh giá tính tương tự của NHHH
- Hình thức;
- Phát âm và
- Ngữ nghĩa.
Một số ví dụ về đánh giá tính tương tự của NHHH
1. Trường hợp tương tự về hình thức
- NH “Libbys” và “LiLys”;
- “KKF” và “FKK”;
- “SPA” và “SPAR”
2. Trường hợp tương tự về phát âm
- “ディオル” (Dhioru) và “ディロール” (Dhiroru);
- “アリナール ” (Arinaru) và “マリナール” (Marinaru)
- “スポ ーツ” (Supotsu) và “SPORTS”;
- “SINKA” và “シンガー” (shinga);
- “TOBY” và “TOPY”;
3. Trường hợp cuối tương tự về ngữ nghĩa
- “スノー” (tuyết) và “雪” (Yuki nghĩa là tuyết)
- “Tiger” và “虎” (Tora nghĩa là hổ)
- “ケンコ” (Kenko nghĩa là sức khoẻ) và “ヘルス” (Herusu nghĩa là sức khoẻ).
Các tiêu chí trên được sử dụng để đánh giá khả năng vi phạm NHHH. Trong xét nghiệm đơn NHHH, các tiêu chí này được sử dụng để đánh giá với Nhãn đã được đăng ký sớm hơn.
Xem thêm về Vi phạm Nhãn hiệu Hàng hóa ở Nhật Bản (Phần 1) về Quyền độc quyền và Quyền yêu cầu lệnh cấm.
Xem thêm về Vi phạm Nhãn hiệu Hàng hóa ở Nhật Bản (Phần 2) về Quyền yêu cầu Bồi thường thiệt hại
Nguồn: Cục Sáng chế Nhật Bản