Chuỗi bài viết về Vi phạm Nhãn hiệu ở Nhật Bản bao gồm nhưng không giới hạn Quyền độc quyền và yêu cầu lệnh cấm của Tòa (Phần 1 này), Quyền yêu cầu bồi thường (Phần 2).
1. Quyền độc quyền và quyền yêu cầu lệnh cấm của Toà đối với Nhãn hiệu Hàng Hóa (NHHH)
Hai quyền quan trọng của Chủ sở hữu Nhãn hiệu:
- Thứ nhất là quyền độc quyền. Chủ sở hữu Nhãn hiệu có thể sử dụng độc quyền NHHH đối với Nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc có thể cho phép bên thứ ba sử dụng NHHH trên cơ sở phí li-xăng. NHHH đã trở nên nổi tiếng hoặc sử dụng rộng rãi thì có giá trị cao. Nói chung, NHHH có giá trị cao này được xem như là một tài sản.
- Quyền khác là quyền yêu cầu lệnh cấm của Toà hoặc quyền yêu cầu cấm sử dụng. Nếu bên thứ ba sử dụng NHHH mà không có sự chấp thuận của người nắm giữ quyền, chủ sở hữu Nhãn hiệu có thể yêu cầu lệnh cấm của Toà hoặc yêu cầu cấm sử dụng.
Quyền đối với Nhãn hiệu được xem là một quyền mạnh
X là chủ sở hữu Nhãn hiệu “K” cho sản phẩm là thuốc, Y lại sản xuất và bán loại thuốc viên mang Nhãn hiệu “敬”. X khởi kiện yêu cầu toà ra lệnh cấm đối với Y, trên cơ sở cho rằng hành vi sử dụng NHHH của Y là vi phạm NHHH của X.
Phản bác lại việc này, Y cho rằng mình có quyền sử dụng Nhãn hiệu này bởi vì Nhãn hiệu “敬” là tương tự với Nhãn hiệu “Marukeitaze” cho sản phẩm thuốc và đối với Nhãn hiệu này X không thể có quyền mở rộng để yêu cầu lệnh cấm.
Tóm tắt mối liên hệ giữa lý lẽ khởi kiện và phản bác:
Yêu cầu của X (K) ——–> (敬)
Phản bác của Y (敬) = Marukei
X
Do vậy, (K) –> (敬)
Phán quyết của Tòa:
- Đối với việc này, Toà phán quyết rằng (K) và (敬) của X được phát âm là “marukei” và tương tự với nhau, do vậy quyền yêu cầu lệnh cấm mở rộng là tương tự nhau.
- Đối với lời phản bác của Y, toà cho rằng mặc dù Nhãn hiệu được đăng ký của Y “Marukeitaze” là tương tự với “K1”, quyền độc quyền của Nhãn hiệu này không mở rộng cho các NHHH tương tự.
- Do đó Toà bác lời phản bác của Y.
Hai yếu tố quan trọng của Phán quyết:
- Quyền của NHHH đế yêu cầu lệnh cấm trong phạm vi đối với NHHH trùng và NHHH tương tự.
- Quyền độc quyền đối với Nhãn hiệu đã đăng ký được xem xét chỉ trong phạm vi NHHH trùng. Quyền này không được mở rộng cho các NHHH tương tự.
Nguồn: Cục Sáng chế Nhật Bản